Quá trình thành lậpBộ môn Y tế công cộng, Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam chính thức thành lập theo Quyết định của Giám đốc Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Hiện tại Bộ môn Y tế công cộng giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo chuyên môn về Y tế công cộng, Y học dự phòng, Quản lý y tế, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng cho sinh viên, học viên học tập tại Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nhằm đóng góp cho phát triển hệ thống y học cổ truyền Việt Nam gắn liền với Y học hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Chức năng
Chức năng của Bộ môn Y tế công cộng là tổ chức, quản lý, thực hiện công tác giảng dạy các môn học theo nội dung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như của nhà trường phê duyệt và các nhiệm vụ theo Quy chế đào tạo của Học viện
Nhiệm vụ:
a) Quản lý giảng viên, người lao động khác và người học thuộc Bộ môn theo phân cấp của Giám đốc Học viện;
b) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Học viện; Xây dựng chương trình đào tạo được Học viện giao nhiệm vụ;
c) Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo;
d) Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được Học viện giao nhiệm vụ và theo quy định hiện hành;
e) Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy theo lịch đào tạo của nhà trường. Phân công giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng, đảm bảo chất lượng đào tạo và đúng thời gian.
g) Thường xuyên cập nhật kiến thức mới; nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo
h) Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện và kết quả học tập của sinh viên nghiêm túc theo quy định của nhà trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội; quản lý, lưu trữ tốt kết quả học tập.
i) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, đơn vị liên quan đến môn học và huy động sự tham gia của các đơn vị chuyên môn liên quan trong quá trình đào tạo của Bộ môn;
k) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của Bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực chuyên môn;
l) Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học;
m) Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của Bộ môn và trường theo yêu cầu của hội đồng Học viện.
n) Tham gia các hoạt động đoàn thể và các hoạt động khác do nhà trường phát động.
Đội ngũ cán bộ:Bộ môn y tế công cộng tổng số có 14 Giảng viên. Trong đó:
01 Phó Giáo sư Tiến sĩ
02Tiến sĩ
09 Thạc sĩ
01 cử nhân
Đối tượng đào tạo chuyên môn Y tế công cộng:- Bác sỹ Y học cổ truyền
- Bác sỹ Đa khoa
- Dược đại học
- Sau Đại học
- Đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên tục theo yêu cầu xã hội
Lĩnh vực đào tạo gồm các môn học:1. Dịch tễ học
2. Dân số học
3. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
4. Chương trình Y tế quốc gia
5. Thực tập cộng đồng
6. Tổ chức và Quản lý Y tế
7. Sức khỏe môi trường
8. Tâm lý Y học - Đạo đức y học
9. Nhà nước và pháp luật
10. Phương pháp nghiên cứu khoa học y học
Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học trọng tâmNghiên cứu các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng, gồm :
- Các yếu tố nguy cơ các bệnh không lây, bệnh truyền nhiễm
- Sức khỏe tâm thần cộng đồng
- Tai nạn thương tích
- Truyền thông -Giáo dục sức khỏe
- Sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp; Tác động môi trường
- Sức khỏe sinh sản
- Mô hình sức khỏe và bệnh tật và nguyên nhân tử vong
- Các vấn đề sức khỏe hành vi.
- Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
- Nghiên cứu đánh giá tác động văn bản quy pháp pháp luật
- Đánh giá khả năng đáp ứng và nhu cầu dịch vụ y tế của xã hội
- Tham gia xây dựng các chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình Y tế và các văn bản quy phạm pháp luật.
Hợp tác trong nước và quốc tế- Khoa Y tế công cộng các Trường đại học Y trong nước
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
- Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội
- Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hà Nội
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và các Viện chuyên ngành Y tế dự phòng, bệnh viện trên cả nước
- Các Cục Quản lý chuyên ngành, Bộ Y tế
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
- Tổ chức UNICEF
- Tổ chức Đối tác một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ Động vật sang người (One Health)
- Tổ chức Family Health International (FHI)
- Các tổ chức, đơn vị liên quan khác trên cả nước
Quản lý đơn vịBộ môn tổ chức giao ban vào sáng thứ 4 hàng tuần để giảng viên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trong tuần; Lãnh đạo Bộ môn đánh giá hoạt động trong tuần nhằm điều chỉnh, xử lý kịp thời, kế hoạch phát sinh trong quá trình đào tạo (nếu có) hoặc các vấn đề liên quan khác và thông báo nội dung kế hoạch, giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Bộ môn xây dựng kế hoạch phân công giảng dạy cụ thể tới từng giảng viên trong cả năm học và theo dõi tiến độ thực hiện.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công chức của Bộ môn học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, năng lực quản lý.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bộ môn.
Định kỳ hoặc đột xuất lãnh đạo Bộ môn phối hợp các phòng chức năng liên quan của Học viện tổ chức dự giờ giảng của giảng viên Bộ môn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Quan tâm đời sống tinh thần cán bộ, viên chức của Bộ môn: Kịp thời động viên, thăm hỏi khi ốm đau, hiếu hỷ.
Thành tích đạt đượcTừ khi thành lập, liên tục các năm Bộ môn luôn là tập thể tiên tiến, xuất sắc. Nhiều cá nhân đạt CSTĐ cấp cơ sở, cấp Bộ và nhận Bằng khen, Giấy khen của Bộ Y tế và các cấp khen thưởng khác.
Về đào tạoBộ môn tham gia đào tạo, biên soạn giáo trình giảng dạy, tham khảo cho sinh viên các ngành Y học cổ truyền nói riêng và khối ngành khoa học sức khỏe nói chung.
Trong những năm qua, cán bộ Bộ môn đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên Y khoa làm khóa luận tốt nghiệp, học viên cao học, học viên Chuyên khoa I, II và nghiên cứu sinh.
Trong giảng dạy, các cán bộ của Bộ môn luôn đổi mới phương pháp đào tạo như giảng dạy tích cực, giảng dạy dựa trên vấn đề, đóng vai, giảng dạy có sự tham gia của người học thường xuyên vào giảng lý thuyết cũng như thực hành, thực tập cộng đồng…
Ngoài việc giảng dạy cán bộ Bộ môn còn thường xuyên tham gia các lớp đào tạo và tập huấn, tham dự các buổi Hội thảo trong nước và quốc tế như: Truyền thông nguy cơ; Giám sát và đánh giá nguy cơ; Diễn tập ứng phó trong tình huống khẩn cấp; Tập huấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Dịch tễ học và chăm sóc sức khỏe ban đầu; Phương pháp nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng; Giảng dạy tích cực; Sử dụng phần mền EPPIINFO, SPSS, Stata... Tập huấn các phương pháp giảng dạy thực địa, xây dựng chương trình, viết tài liệu, quản lý, giám sát, đánh giá chương trình dự án...
Về nghiên cứu khoa họcCán bộ Bộ môn đã chủ trì, thư ký và thành viên nghiên cứu hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, nhiệm vụ cấp Nhà Nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và các kết quả nghiên cứu được công bố qua bài báo khoa học trên các tạp chí y học trong và ngoài nước về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, y tế công cộng...